Hepsi
Bài viết phổ biến
Ngữ pháp Tiếng Anh
Tiếng Anh cho trẻ em
Tiếng Anh hàng ngày
Tiếng Anh Kinh doanh
Popüler Günlük İngilizce
Popüler İngilizce Gramer
Popüler İngilizce Şarkılar
Popüler Paylaşımlar
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Lütfen Dil Seçin
English
Türkçe
Português
عربي
日本
Tiếng Việt
한국어
Popüler Paylaşımlar
Hepsi
Bài viết phổ biến
Ngữ pháp Tiếng Anh
Tiếng Anh cho trẻ em
Tiếng Anh hàng ngày
Tiếng Anh Kinh doanh

Giả Định Thức Trong Tiếng Anh

Giả định thức (Subjunctive Mood) trong tiếng Anh là gì?

Giả định thức hay gọi là subjunctive mood, là một dạng động từ đặc biệt được sử dụng để diễn đạt những điều không có thật hoặc không chắc chắn trong tiếng Anh. Nó thể hiện những mong muốn, ước mơ, lời khuyên, đề nghị, sự nghi ngờ hay sự hối tiếc.
Ví dụ:
I wish I could fly (Ước gì tôi có thể bay).
→ Đây là một câu thức giả định có chứa điều không có thật ở hiện tại.

Tầm quan trọng của giả định thức

Giả định thức đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sắc thái của câu, giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa bạn muốn truyền tải. Bằng việc sử dụng giả định thức chính xác, bạn sẽ thể hiện được sự trôi chảy và linh hoạt hơn trong tiếng Anh.

Các loại giả định thức

1. Hiện tại giả định (Present Subjunctive):

Thức giả định trong tiếng Anh ở thì hiện tại thường có cấu trúc như sau:

S1 + V + that + S2 + (not) + V (nguyên thể)

Các trường hợp dùng thức giả định ở thì hiện tại:
√ Được dùng sau một số động từ để thể hiện ý muốn, yêu cầu, đề nghị, gợi ý ra lệnh.
Một số động từ như: advise (khuyên nhủ), demand (đòi hỏi, yêu cầu), prefer (ưa thích, thích hơn), require (đòi hỏi, yêu cầu), insist (đòi, nài nỉ), propose (đề nghị, đề xuất), stipulate (quy định), command (ra lệnh), move (di chuyển), request (yêu cầu), recommend (gợi ý), suggest (đề nghị), decree (lệnh), order (điều động), ask (yêu cầu)…
Ví dụ:
• I suggest that he go to the doctor. (Tôi đề nghị anh ấy nên đến bác sĩ)
• The teacher insisted that they be quiet. (Giáo viên đòi hỏi họ phải im lặng)
• He stipulate that all employees attend the safety training. (Anh ấy quy định rằng tất cả nhân viên phải tham gia đào tạo về an toàn)

√ Dùng sau một số tính từ thể hiện mô tả mức độ quan trọng, cần thiết hoặc khẩn cấp của một điều gì đó.
Một vài tính từ đó là: important (quan trọng), necessary (cần thiết), urgent (khẩn cấp), obligatory (bắt buộc), essential (quan trọng), recommended (đề xuất), required (yêu cầu), mandatory (bắt buộc), proposed (đề xuất), suggested (đề nghị), vital (cần thiết), imperative (cấp bách), advisable (khuyến nghị), crucial (quan trọng)…
Ví dụ:
• She advises that you not go to that area at night. (Cô ấy khuyên bạn không nên đi vào khu vực đó vào buổi tối)
• The general commanded that the troops not engage the enemy without proper authorization. (Tướng chỉ huy rằng quân đội không được tham chiến địch với đối thủ mà không có sự cho phép đúng đắn)

√ Dùng sau một số danh từ liên quan đến việc trình bày ý kiến, mong muốn, hoặc yêu cầu về một vấn đề cụ thể.
Các danh từ đó có thể là: demand (yêu cầu), recommendation (sự khuyên lơn), insistence (yêu cầu), request (yêu cầu), suggestion (đề nghị), preference (ưu thích, ưu tiên), importance (quan trọng), proposal (đề xuất)…
Ví dụ:
• She made a recommendation that he not take that job. (Cô ấy đưa ra một lời khuyên rằng anh ấy không nên nhận công việc đó)
• Their request that we not bring outside food into the restaurant. (Họ yêu cầu chúng ta không nên mang thức ăn từ bên ngoài vào nhà hàng)

√ Dùng trong cấu trúc “would rather” có hai chủ ngữ:

S1 + would rather that + S2 + (not) + V (bare)

Ví dụ:
• She would rather that he not attend the meeting tomorrow. (Cô ấy muốn anh ấy không tham dự cuộc họp ngày mai)
• She would rather that he not tell anyone about the surprise party. (Cô ấy muốn anh ấy không nên nói cho bất kỳ ai biết về buổi tiệc bất ngờ)

2. Quá khứ giả định (Past Subjunctive):

√ Thức giả định dùng trong câu điều kiện loại 2:

If + S + V (quá khứ đơn) + …, S + would/could + V (bare)

Ví dụ:
• If I had more time, I would learn to play the guitar. (Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi sẽ học chơi đàn guitar)
• If she studied harder, she would pass the exam. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy sẽ đỗ kỳ thi)
• If I had a million dollars, I could buy a new house. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi có thể mua một căn nhà mới)

√ Thức giả định dùng trong câu ước không có thực ở hiện tại:

(S + wish)/if only + S + V(quá khứ đơn)

Ví dụ:
• I wish I had gone to the party last night. (Tôi ước mình đã đi đến buổi tiệc tối qua)
• She wishes she hadn’t said those hurtful words to her friend. (Cô ấy ước cô ấy không nên nói những lời đau lòng đó với người bạn của mình)
• He wishes he had bought that car when it was on sale. (Anh ấy ước anh ấy đã mua chiếc xe đó khi nó đang giảm giá)

√ Thức giả định dùng sau “as if/as though” để ám chỉ một điều gì đó không có thật ở hiện tại hoặc không thể xảy ra:

S1 + V(hiện tại đơn) + as if/as though + S2 + V(quá khứ đơn)

Ví dụ:
• She acts as if she didn’t know about the surprise party. (Cô ấy hành động như thể cô ấy không biết về buổi tiệc bất ngờ)
• He talks as if he had visited that country before. (Anh ấy nói chuyện như thể anh ấy đã thăm đất nước đó trước đây)
• They behave as if they had won the lottery. (Họ ứng xử như thể họ đã trúng xổ số)

√ Thức giả định dùng trong mẫu câu “would rather” để chỉ một ao ước đối lập với hiện tại:

S1 + would rather that + S2 + V(quá khứ đơn)

Ví dụ:
• I would rather that she had arrived on time for the meeting. (Tôi ước cô ấy đã đến đúng giờ cho cuộc họp)
• He would rather that they had not gone on the trip without him. (Anh ấy ước họ không nên đi chuyến du lịch mà không có anh)
• She would rather that he had told her the truth. (Cô ấy ước anh ấy đã nói sự thật với cô ấy)

√ Thức giả định dùng trong cấu trúc “it’s time…”

It’s (high/about) time + S + V(quá khứ đơn) = It’s time for sb to do st: (đã đến lúc cho ai đó làm gì)

Ví dụ:
• It’s high time she left that toxic relationship. (Đã đến lúc cô ấy rời xa mối quan hệ độc hại đó)
• It’s about time he apologized for his behavior. (Đã đến lúc anh ấy xin lỗi về cách ứng xử của mình)
• It’s high time we took action to address climate change. (Đã đến lúc chúng ta hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu)

3. Quá khứ hoàn thành giả định (Past Perfect Subjunctive):

√ Thức giả định dùng trong mệnh đề điều kiện của câu điều kiện loại 3:

If + S + V(quá khứ hoàn thành) + …, S + would/could + have + V ppII

Ví dụ:
• If she had studied harder, she would have passed the exam. (Nếu cô ấy đã học chăm chỉ hơn, cô ấy đã đỗ kỳ thi)
• If they had left earlier, they could have caught the last train. (Nếu họ đã rời đi sớm hơn, họ có thể đã kịp chạy tàu cuối cùng)
• If I had known you were in town, I would have invited you to dinner. (Nếu tôi đã biết bạn ở trong thành phố, tôi đã mời bạn đi ăn tối)

√ Thức giả định dùng sau “wish/If only” để diễn đạt ý cầu mong hoặc giả định đã không xảy ra trong quá khứ:

(S + wish)/if only + S + V (quá khứ hoàn thành)

Ví dụ:
• I wish I had studied harder for the test. (Tôi ước mình đã học chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra)
• She wishes she had traveled more when she was younger. (Cô ấy ước mình đã đi du lịch nhiều hơn khi còn trẻ)
• If only he had known about the surprise party, he would have come. (Giá mà anh ấy biết về buổi tiệc bất ngờ thì anh ấy đã đến)

√ Thức giả định dùng sau “as if/as though” để chỉ một giả định không có thật trong quá khứ:

S1 + V(quá khứ đơn) + as if/as though + S2 + V(quá khứ hoàn thành)

Ví dụ:
• She acted as if she didn’t know about the surprise party. (Cô ấy hành động như thể cô ấy không biết về buổi tiệc bất ngờ)
• He spoke as though he had visited that country many times. (Anh ấy nói chuyện như thể anh ấy đã thăm đất nước đó nhiều lần)
• She sang as if she had been a professional singer for years. (Cô ấy hát như thể cô ấy đã là một ca sĩ chuyên nghiệp suốt nhiều năm)

√ Thức giả định dùng với cấu trúc “would rather” (hai chủ ngữ) để chỉ một mong muốn đã không xảy ra trong quá khứ.

S1 + would rather that + S2 + V(quá khứ hoàn thành)

Ví dụ:
• She would rather that he had arrived on time for the meeting. (Cô ấy ước rằng anh ấy đã đến đúng giờ cho cuộc họp)
• They would rather that she had not gone on the trip without them. (Họ ước rằng cô ấy không nên đi chuyến du lịch mà không có họ)
• He would rather that she had told him the truth. (Anh ấy ước rằng cô ấy đã nói cho anh ấy biết sự thật)

Cách nhận biết Giả định thức trong câu

Cách nhận biết Subjunctive Mood đơn giản nhất là dựa vào động từ trong mệnh đề phụ. Thường thì động từ ở dạng nguyên thể (base form) hoặc thêm đuôi “-ed” (đối với động từ bất quy tắc). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, động từ “be” sẽ chia ở dạng “were” dù chủ ngữ ở thì hiện tại.

Bài tập về giả định thức

Cách nhận biết Subjunctive Mood đơn giản nhất là dựa vào động từ trong mệnh đề phụ. Thường thì động từ ở dạng nguyên thể (base form) hoặc thêm đuôi “-ed” (đối với động từ bất quy tắc). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, động từ “be” sẽ chia ở dạng “were” dù chủ ngữ ở thì hiện tại.

Bài tập 1: Chia động từ trong ngoặc theo dạng đúng của nó
1. It’s a good idea for her _________ (learn) Vietnamese.
2. I would rather that Luna _________ (tell) me about her difficulties.
3. It’s about time she _________ (apply) for a new job.
4. It’s important that she _________ (receive) this document before 4 pm.
5. Linda _____ (advise) that we _____ (try) samgyetang when we ______ (come) to Seoul.
6. Son _________ (say) that it’s high time _________ (buy) a new TV.
7. It is best that we _________ (have) our foods now.
8. It’s about time you _________ (call) your father.
9. I would rather you ____ (go) home now.
10. The teacher _________ (suggest) that parents _________ (help) their children to do their homework.

→ Đáp án:
1. to learn
2. told
3. applied
4. receive
5. advised – try – come
6. said – to buy
7. have
8. called
9. went
10. suggests – help

Bài tập 2: Bài tập viết lại câu thức giả định
1. Had/ wish/ I/ more/ time/ now/ I/ your lesson/ to help/ you/ with.
2. I/ wish/ I/ a college student/ psychology/ when/ was/ had studied.
3. To help/ me/ I/ wish/ with/ that work/ tomorrow/ someone/ would offer.
4. If only/ play/ I/ the guitar/ as well as/ you/ could.
5. If only/ he/ us/ had told/ in the first place/ the true/ things/ would not/ have gone/ so wrong.

→ Đáp án:
1. I wish I had more time now to help you with your lesson.
2. I wish I had studied psychology when I was a college student.
3. I wish someone would offer to help me with that work tomorrow.
4. If only I could play the guitar as well as you!
5. If only he had told us the true in the first place, things wouldn’t have gone so wrong.

Bài tập 3: Bài tập về thức giả định nâng cao
Điền vào chỗ trống, chia thì cho phù hợp.
1. The city council has proposed that a new financial center … (build) soon.
2. Many young people insist they … (get) a well-paid job in big cities.
3. It is important that the poor … (have) living standard and health care.
4. The monitor proposed that her teacher … (organize) extracurricular activities.
5. It is necessary that parents … (allow) their children to pursue dreams and hobbies.

→ Đáp án:
1. be built
2. get
3. have
4. organize
5. allow

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Giả Định Thức (FAQ)

1.Giả định thức có quan trọng không?
Có, giả định thức (Subjunctive Mood) là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh và là công cụ hữu ích giúp bạn diễn đạt ý tưởng một cách phong phú và chính xác hơn.

2.Làm sao để đạt điểm cao bài tập giả định thức?
Để làm tốt bài tập giả định thức:
– Hiểu rõ các loại giả định thức: Hiện tại, quá khứ, quá khứ hoàn thành.
– Nắm vững cấu trúc câu: Mệnh đề phụ sau động từ yêu cầu/đề nghị, tính từ cảm xúc, liên từ đặc biệt…
– Luyện tập thường xuyên: Tìm kiếm bài tập, tự tạo câu và nhờ người sửa.
– Tham khảo tài liệu: Sách giáo khoa, tài liệu online, giải thích của giáo viên.
Lưu ý: Cần chú ý ngữ cảnh, ý nghĩa câu và sử dụng động từ phù hợp.

3.Làm sao để biết sử dụng giả định thức thì gì trong câu?
Để biết sử dụng giả định thức thì gì trong câu, bạn cần chú ý đến ngữ cảnh:
– Hiện tại giả định: Thường được sử dụng trong các câu mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu, hay bày tỏ quan điểm về hiện tại.
– Quá khứ giả định: Thường được sử dụng trong các câu ước ao, hối tiếc về quá khứ.
– Quá khứ hoàn thành giả định: Thường được sử dụng trong các câu giả định phức tạp, phụ thuộc vào một điều kiện cũng xảy ra ở quá khứ.

Sử dụng thành thạo các giả định thức là chìa khóa để nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bạn. Hãy luyện tập thường xuyên để có thể sử dụng chúng một cách tự nhiên và hiệu quả trong mọi tình huống.

Nếu bạn muốn áp dụng giả định thức (subjuntive mood) hãy truy cập EnglishCentral – nền tảng học trực tuyến với công nghệ nhận diện giọng nói và các buổi học riêng 1-1 trực tuyến với giáo viên.
Với hơn 20.000 video tương tác, bạn có thể nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng phát âm, cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Đăng ký ngay tại EnglishCentral để bắt đầu con đường chinh phục tiếng Anh.

Các Dạng Rút Gọn Trong Văn Bản Tiếng Anh
Cách Sử Dụng Đại Từ Chỉ Định